Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh uốn ván

Thông tin chung

  • Bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn Gram dương Clostridium tetani. Vi trùng tiết ra độc tố tetanospasmin
  • Bệnh diễn tiến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tử vong còn cao
  • Bệnh hay gặp ở vùng đông dân cư, khí hậu nóng ẩm

Đường lây truyền

Ngõ vào:

  • Vết thương da niêm do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vết bỏng, tiêm chích không vô trùng
  • Vết thương da niêm trường diễn: chàm, loét da, ung thư da, viêm tai giữa, lỗ dò viêm xương
  • Vết thương phẫu thuật sản phụ khoa, phẫu thuật đại trang
  • Phá thai, đỡ đẻ không vô trùng

Lâm sàng

  • Thời kì ủ bệnh: trung bình 7-14 ngày, ngắn nhất là 48-72 giờ. Thời kì này càng ngắn thì bệnh càng nặng
  • Thời kì khởi phát: từ khi cứng hàm cho đến khi có cơn giật và/hoặc cơn co thắt hầu họng thanh quản đầu tiên, trung bình từ 2-5 ngày
  • Thời kì toàn phát: 10-14 ngày: xuất hiện bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ của uốn ván
  • Thời kì hồi phục: trung bình từ 3-4 tuần, có thể cứng cơ kéo dài trong nhiều tháng sau

Các thể lâm sàng:

Uốn ván toàn thân: là thể bệnh thường gặp nhất. Bệnh khởi phát với mệt mỏi, nhức đầu, mỏi hàm, nhai nói khó, nuốt vướng, uống sặc. Dần dần hàm cứng không há lớn được. Giai đoạn toàn phát của uốn ván điển hình gồm:

  • Đau liên tục, xuất hiện và lan tràn theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ cơ nhai lan đến cơ mặt, rồi đến cơ gáy, ku7ng, bụng và cuối cùng là cơ chi trên
  • Bệnh nhân co giật cứng toàn thân tự nhiên hoặc do kích động bởi tiếng động, va chạm…
  • Khó nuốt, khó nói, khó thở do co thắt hầu họng, tăng tiết đàm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp, đại tiểu tiện khó

Uốn ván cục bộ:

  • Co cứng cơ khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi khuẩn uốn ván

Uốn ván thể đầu:

  • Ngõ vào là vết thương khu vực đầu. Mặt, cổ, tai… Thời gian ủ bệnh thường ngắn
  • Có hai loại biểu hiện:
  • Thể không liệt: khởi đầu với triệu chứng co thắt hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt và uống sặc.
  • Thể liệt: thường gặp hơn thể không liệt:
  • Liệt mặt ngoại biên: thường gặp nhất, liệt cùng bên với vết thương
  • Liệt dây thần kinh số III, IV, VI hiếm gặp hơn

Uốn ván rốn:

  • Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Trẻ bỏ bú, nhắm mắt, khóc nhỏ rồi không khóc, bụng cứng, bàn tay nắm chặt, chân co, sốt cao, giật nhiều, co thắt, tím tái

Biến chứng

Biến chứng hô hấp:

  • Ngưng thở đột ngột do cơ thắt hầu họng thanh quản hoặc co cứng các cơ hô hấp
  • Suy hô hấp: la biến chứng nguy hiểm nhất chiếm 50% các nguyên nhân tử vong trên bệnh nhân uốn ván

Biến chứng tim mạch:

  • Ngưng tim đột ngột
  • Trụy tim mạch
  • Tắc động mạch phổi
  • Viêm tĩnh mạch chi dưới

Bội nhiễm:

  • Nhiễm trùng vết mở khí quản
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng da, lở loét

Điều trị:

Xử trí vết thương

  • Huyết thanh kháng độc tố uốn ván từ ngựa (SAT): có mục đích trung hòa đưoợc độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu, không trung hòa được các độc tố đã gắn vào tế bào thần kinh. SAT cho càng sớm càng tốt trong vòng 48h đầu của bệnh, có tác dụng làm giảm độ nặng và rút ngắn diễn tiến bệnh
  • Globulin miễ dịch uốn ván có nguồn gốc từ người (HITG): phân lập từ huyết tương của người khỏe mạnh có miễn dịch đối với bệnh uốn ván

Kháng sinh: làm giảm số lượng vi trùng tại vết thương

Thuốc chống co giật

Chống suy hô hấp

Dự phòng

Đối với trẻ em, tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng

  • Gây miễn dịch cơ bản bằng 3 mũi liều chứa uốn ván: 0-1-6 tháng (bắt đầu từ 2 tháng tuổi), mũi thứ 4 sau 45 năm, mũi thứ 5 sau 10 năm

Đối với phụ nữ có thai cần tiêm 2 mũi VAT, tốt nhất là khoảng cách giữa mũi 1 và 2 là 4 tuần và mũi 2 trước lúc sinh 1-2 tháng

  1. Thomas P. Bleck (1995). Clostridium tetani. Principles and Practice of Infectious diseases, 6th, Mandell-Douglas-Bennett Livingstone, Part III, pp 2817-2821

  2. Thomas R. Cate (1990). Clostridium tetani (Tetanus): Principles and Practice of Infectious diseases, 3th ed, Mandell-Douglas-Bennett, Churchill Livingstone, Part III, pp 1842- 1847