Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh ho gà

Thông tin chung

  • Ho gà là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis và Bordetella parapertussis gây ra
  • Bệnh ho gà xảy ra khắp nơi trên thế giới, hiện nay vẫn còn là vấn đề sức khỏe toàn cầu do nhiều quốc gia lơ là chủng ngừa, đặc biệt ở các nước đang phát triển

Vi khuẩn ho gà

 

Đường lây truyền

  • Bệnh lây bằng đường hô hấp qua những giọt bắn ra từ người mang mầm bệnh
  • Người là nguồn bệnh duy nhất của ho gà, gồm người bị bệnh và người mang mầm bệnh không triệu chứng

Người lớn tuổi bị ho gà có thể gặp biến chứng nặng

Các giai đoạn

Thời kì ủ bệnh:

  • Thay đổi từ 1-3 tuần, trung bình 7-10 ngày. Thời kì này bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng

Thời kì khởi phát: còn gọi là thời kì viêm long đường hô hấp:

  • Thời kì này kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần
  • Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, chảy mũi nước, hắt hơi, khan giọng, nuốt đau, kết mạc mắt đỏ, đôi khi sốt nhẹ
  • Ho thường ho khan. Lúc đầu xuât hiện về đêm, từng cơn ngăn. Sau đó cơn dài hơn và nhiều cơn hơn, rồi chuyển ban ngày. Kèm theo cơn ho, bệnh nhân nôn ói nhiều đàm nhớt

Thời kì toàn phát:

  • Cơn ho xuất hiện bất chợt lúc trẻ đang chơi, đang bú hoặc quất khóc, sợ hãi…Cơn ho bắt đầu bằng một trang rũ rượi với 15-20 tiếng ho không thể kìm chế được. Sau đó trẻ ngưng ho và một tiếng hít sâu nghe “ót” như tiếng gà gáy. Trong cơn ho, trẻ tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi lên, vẻ mặt bơ phờ kéo dài khoảng 30 phút
  • Ở người lớn, bệnh ho gà có thể biểu hiện thành những cơn ho kéo dài nên dễ nhầm với viêm phế quản mạn
  • Ho có thể kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng

Thời kì lui bệnh:

  • Các triệu chứng lâm sàng giảm dần: cơn ho thưa dần, giảm mức độ nặng, ăn uống khá hơn. Tuy nhiên thời kì này kéo dài hàng tuần

Cận lâm sàng

Phân lập tác nhân gây bệnh: tỷ lệ phân lập vi khuẩn cao nhất trong nhớt cổ họng ở 2 tuần đầu của bệnh

Kỹ thuật PCR: có thể phát hiện nhanh DNA của vi khuẩn Bordetella trong nhớt cổ họng. Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Biến chứng

Biến chứng hô hấp

  • Bội nhiễm phổi: là biến chứng thường gặp nhất của ho gà. Vi khuẩn gây viêm phổi thứ phát trong bệnh ho gà thường là P.pneumonia, H. influenza…
  • Viêm phổi do vi khuẩn ho gà: ít gặp hơn nhưng biểu hiện lâm sàng nặng hơn

Biến chứng do cơn ho gây ra

  • Xẹp phổi
  • Khí phế thủng do ứ khí
  • Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang
  • Biến chứng thần kinh
  • Viêm não, màng não
  • Co giật do cơn ho kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu oxy não
  • Xuất huyết não, màng não
  • Biến chứng khác: sa trực trang, thoát vị bẹn, thoát vị rốn

Điều trị

Kháng sinh: rút ngắn thời gian bệnh nhằm giảm biến chứng và tử vong

Điều trị triệu chứng

Phòng ngừa

Lịch chủng ngừa ho gà ở trẻ em được áp dụng tại Việt Nam theo chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:

  • Tạo miễn dịch cơ bản: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng. Mũi thứ 2 khi trẻ được 3 tháng, mũi thứ 3 khi trẻ được 4 tháng
  • Tiêm nhắc liều thứ nhất khi trẻ được 15-18 tháng
  • Người lớn: Tiêm 1 liều vắc xin ho gà ở độ tuổi 4-7 tuổi, 9-15 tuổi là lặp lại mỗi 10 năm
  1. Robert S. Baltimore (2002). Pertusssis syndrome (Whooping Cough). Textbook of Pediatric infectious Diseases, second edition. W>B. Saunders Company, pp 788-793

  2. Erik L. Hellett (2005). Bordetle Species. Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th edition. Mandell, Douglas and Bennette’s, pp. 2701-06

  3. Scott A. Halperin (2005). Pertussis and Other Bordetella infection. Harrison’s Principles of Internal of Medecine 13th edition, pp 874-878

  4. Valter A. Orenstein, Melina Wharton, Kenneth J. Bart and R. Hinman (2005). Immunization ((Pertussis vaccine). Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th edition. Mandell, Douglas and Bennette’s, pp. 3569