Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh bại liệt

Thông tin chung

  • Sốt bại liệt là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có thể lây lan thành dịch
  • Vi rút bại liệt có tên là Poliovirus, là thành viên của giống Enterovirus
  • Siêu vị bại liệt cùng lúc gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh vận động, các nhân thần kinh sọ não, hành tủy, hệ thần kinh thực Vật
  • Dựa vào tính kháng nguyên, virus bại liệt được chia làm 3 type huyết thanh type I, type II và type III
  • Sốt bại liệt xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng tập trung ở các nước đang phát triển, nơi có điều kiện vệ sinh kém

Đường lây truyền

  • Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt
  • Đường lây chính của sốt bại liệt là đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân-miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn…bị ô nhiễm phân của người bệnh
  • Sốt bại liệt là một bệnh có khả năng lây lan rất lớn. Hầu hết trẻ tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình và khoảng 87% các trường hợp ti61p xúc hằng ngày có thể bị nhiễm virus bại liệt

Triệu chứng lâm sàng

Thời kì ủ bệnh thay đổi từ 3-35 ngày, trung bình từ 6-20 ngày

Sốt bại liệt có thể gây ra 4 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau:

  • Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng: thể này chiếm 90-95% trường hợp nhiễm trùng do virus bại liệt
  • Sốt bại liệt thể nhẹ: thể này chiếm tỷ lệ 4-8%. Bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình:
  • Sốt nhẹ, đau cổ họng, chảy nước mũi, họng đỏ, hạch hạnh nhân hơi to
    • Đau bụng lan tỏa, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón
    • Đau cơ, đau xương khớp
    • Sốt bại liệt thể không liệt
    • Dấu hiệu kích thích màng não: dấu hiệu đau và co cứng các cơ sau cổ, than mình và sau đùi
    • Hội chứng màng não và dấu hiệu kích thích màng não: bệnh nhân nhức đầu, buồn nôn và nôn nhiều hơn
    • Sốt bại liệt thể liệt: triệu chứng lâm sàng giống như trong sốt bại liệt thể không liệt kèm theo dấu hệu yếu hoặc liệt một hoặc nhiều nhóm cơ
  • Điều trị

    Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là hồi sức và điều trị triệu chứng

    Phòng ngừa

    Vắc xin tiêm bắp

    • Lịch tiêm cơ bản có thể 2 liều hoặc 3 liều tùy theo phác đồ.
    • Lịch tiêm nhắc lại: 6-12 tháng sau liều tiêm cơ bản cuối.

    Vắc xin uống:

    • Trẻ em uống liều 1,2,3 và các tháng thứ 2, 3, 4.
    1. John F. Modlin (1995). Polio virus. In: principle and Practice of Infectious diseases, 4th ed, Churchill Livingstone, Inc, pp 1613-1629

    2. Abraham Morag and Pearay L. Ogra (1996). Enteroviruses. Textbook for Pediatrics, 15 ed, W>B Saunder Company, pp 1875-883