Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh sởi

Thông tin chung

  • Virus sởi là một paramyxovirus (RNA), chi Morbillivirus.
  • Nhanh chóng bị bất hoạt bởi nhiệt, ánh sáng mặt trời, độ pH axit, ether và trypsin.

Đường lây truyền:

  • Người này sang người khác thông qua các giọt bắn hô hấp.
  • Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là trung bình 10-12 ngày.
  • Từ khi tiếp xúc với phát ban khởi phát trung bình 14 ngày (phạm vi, 7-21 ngày).
  • Truyền nhiễm: 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban
  • Thời gian ủ bệnh: từ khi tiếp xúc với predorme 10-12 ngày, từ khi tiếp xúc với phát ban khởi phát trung bình 14 ngày.

Chẩn đoán:

Lâm sàng

Thể điển hình

  • Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày)
  • Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày. Các triệu chứng có thể gặp như sốt cao, viêm long đườn ghô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp
  • Giai đoạn hồi phục: ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn sẩm màu. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi

Thể không điển hình

  • Biểu hện lâm sàng: sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ à phát ban ít, toàn trạng tốt.
  • Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết
  • Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nể từ chi, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Xét nghiệm

  • Công thức máu
  • Xquang phổi có thể thấy viêm phổi mô kẽ. Có thể tổn thương nhu mô phổi khi có bội nhiễm
  • Xét nghiệm huyết thanh học
  • Xét nghiệm khuếch đại gen (RT-PCR)

Ban sởi

Biến chứng

  • Do virus sởi: viêm phổi mô kẽ
  • Do bội nhiễm: viêm phổi, viêm ta giữa, viêm dạ dày ruột
  • Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát

Điều trị

  • Không có điều trị đặc hiệu,chủ yêu là điều trị hỗ trợ
  • Người mắc bệnh sởi cần được cách ly
  • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng
  • Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi

Phòng ngừa

Đáp ứng miễn dịch: Kháng thể đặc hiệu đối với siêu vi sởi xuất hiện và tăng dần trong máu từ ngày phát ban đầu tiên

Kháng thể chống lại sởi tạo ra sau khi nhiễm bệnh sẽ có hiệu quả suốt đời, giúp cơ thể tránh tái nhiễm

Gây miễn dịch thụ động:

  • Tiếm bắp gamma globulin với liều 40 mg/kg trong vòng 6 ngày sau khi bị phơi nhiễm có thể phòng bệnh khẩn cấp

Gây miễn dịch chủ động:

  • Chủng ngừa vắc xin sởi làm từ siêu vi sống, giảm độc lức, liều 0,5 ml tiêm dưới da, có tác dụng bảo vệ cao và kéo dài ít nhất 5 năm
  • Tiêm phòng sởi gồm 2 mũi: có thể tiêm bắt đầu từ 9 tháng tuổi
  1. CDC. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Disease. Available from https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/meas.html#measles. (Access on May 31, 2018);

  2. Global Measles and Rubella Update April 2018. Available from http://www.who.int/immunization/monitoring_surveillance/burden/vpd/surveillance_type/active/Global_MR_Update_April_2018.pdf?ua=. (Access on May 31, 2018); 

  3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi theo Quyêt định số 1327/QD-BYT)

  4. Ths. Trần Đăng Khoa-Bệnh sởi-Bệnh truyền nhiễm 2020 ĐHYD TPHCM -trang 260-275