Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh rubella

Thông tin chung

  • Rubella là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus rubella (virus ARN giống Rubivirus họ Togaviridae) gây nên.
  • Bệnh lây truyền từ người bệnh, người mang virus sang người lành qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi
  • Bệnh biểu hiện bằng sốt, phát ban, nổi hạch, thường diễn biến lành tính, nhưng có thể gây một số biến chứng như viêm não-màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu…
  • Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, thường vào mùa đông xuân, có thể rải rác quanh năm

Đường lây truyền:

  • Người là ổ chứa virus duy nhất.
  • Bệnh lây truyền từ người bệnh, người mang virus sang người lành trong thời gian từ 1 tuần trước khi phát ban cho đến 1 tuần sau khi phát ban.
  • Người bị nhiễm virus do hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp của người bệnh, người mang virus.
  • Khả năng lây truyền từ mẹ nhiễm rubella sang thai nhi rất cao trong những tháng đầu của thai kì.
  • Những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh.
  • Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững; miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi sinh

Chẩn đoán:

Dịch tễ 

  • Có tiếp xúc với người bệnh rubella, hoặc;
  • Sống hoặc đến từ vùng đang có dịch rubella

Lâm sàng

  • Sốt: thường sốt nhẹ từ 1 đến 3 ngày.
  • Phát ban: ban dát sẩn, mọc không theo trình tự, không để lại vết thâm sau khi bay.
  • Nổi hạch nhiều nơi
  • Đau nhức khắp người, đau khớp

Rubella ở một số đối tượng

Rubella ở phụ nữ có thai

  • Tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi: trong tháng đầu từ 81% đến 90%, tháng thứ hai từ 60% đến 70%, tháng thứ ba từ 35% đến 50%. Sau tuần thứ 20, tỷ lệ này giảm xuống còn 5% đến 15%. Hậu quả: sẩy thai, thai lưu, đẻ non hoặc dị tật với thai nhi.

Rubella bẩm sinh

  • Trẻ sinh ra từ mẹ có tiền sử nhiễm rubella khi mang thai và trẻ có cét nghiệm IgM (+) với rubella

Hội chứng rubella bẩm sinh: với các dị dạng thai nhi thuộc 2 nhóm

  • NHóm A: dục thủy tinh thể, glaucoma bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thính giác, bệnh võng mạc sắc tố
  • Nhóm B: ban tím, gan lách to, vàng da, não nhỏ, chậm phát triển, viêm não, màng não

Viêm não-màng não: có thể xuất hiện trong thời kỳ toàn phát hoặc sau khi đã hết sốt và ban đã hết. Các biểu hiện: chậm chạp, ngủ gà hoặc kích thi1ch, co gi65t, cơn co cứng, hôn mê, rối loạn tuần hoàn và hô hấp

Giểu cầu giảm nặng và kéo dài gây xuất huyết dưới da, niêm ạc và nội tạng

Các biến chứng khác có thể gặp: viêm phổi, viêm khớp, viêm tinh hoàn

Điều trị

Nguyên tắc điều trị:

  • Cách ly người bệnh 7 ngày kể từ khi phát ban
  • Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
  • Theo dõi, phát hiện và xử lý sớm các biến chứng

Điều trị cụ thể:

Rubella không biến chứng:

  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ

Rubella có biếnchứng:

  • Viêm não: theo phác đồ của bộ Y tế
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu: truyền tiểu cầu, corticoid

Xử trí nhiễm Rubella ở phụ nữ mang thai

  • Phụ nữ có thai trong 3 tang đầu: tư vấn đình chỉ thai nghén khi đã có chẩn đoán xác định
  • Phụ nữ có thai từ 13-18 tuần bị nhiễm rubella: tư vấn nguy cơ con bị rubella bẩm sinh, cần chọc ối để chẩn đoán xác định
  • Phụ nữ có thai trên 18 tuần bị nhiễm rubella: nguy cơ con bị rubella bẩm sinh thấp, theo dỏi thai kì bình thường

Phòng bệnh:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
  • Rửa tay thường xuyên 
  • Tuổi khởi đầu tiêm vắc xin tùy thuộc vào chỉ định của từng loại vắc xin
  • Không tiêm phòng vắc xin rubella cho phụ nữa mang thai
  • Chỉ nên có thai khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng
  • Nếu phát hiện có thai sau khi tiêm phòng thì không có chỉ định đình chỉ thai
  • Quyết định số 2354/QĐ-BYT