Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh cúm

Thông tin chung

Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân

Virus gây bệnh cúm là Myxovirus infuenza, thuộc họ Orthomyxoviridae

Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B

Đường lây truyền

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn

Triệu chứng

Sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở

Các thể loại bệnh:

Cúm chưa có biến chứng:

  • Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần

Cúm có biến chứng: Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như trên hoặc ca bệnh đã được chẩn đoán xác định kèm theo các biểu hiện sau:

  • Có tổn thương ổ phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng
  • Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng
  • Có dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường)

Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:

  • Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Người già trên 65 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người lớn mắc các bệnh mạn tính
  • Suy giảm miễn dịch

Người lớn tuổi bị cúm có thể gặp biến chứng nặng

Điều trị

Nguyên tắc chung:

  • Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến
  • Nếu cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng

Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng virus

Cúm chưa có biến chứng: tự chăm sóc. Điều trị hỗ trợ bao gồm hạ sốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dự phòng

Nên tiêm phòng vắc xin cúm

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị m65t số bệnh truyền nhiễm-2019-Bệnh cúm mùa-trang 49-54