Các vắc xin khuyến cáo cho bạn
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến tình trạng bệnh lý nền của bạn

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B

Các vắc xin khác khuyến cáo dành cho bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Sởi-Quai bị-Rubella
  • Thủy đậu

Các vắc xin khuyến cáo khác dựa theo độ tuổi của bạn. Vui lòng đến bác sĩ để được tư vấn.

  • Loại vắc-xin
  • Lý do nên tiêm
  • Não mô cầu A,C,W,Y
  • Tỷ lệ tử vong và tàn tật do bệnh não mô cầu cao
  • Não mô cầu type B
  • Tỷ lệ mắc viêm não mô cầu typ B cao tại Việt Nam
  • Viêm não Nhật Bản
  • Bạn chưa được bảo vệ đầy đủ đối với bệnh viêm não Nhật Bản

Các vắc xin cần thiết khuyến cáo liên quan đến những người hay đi du lịch nước ngoài.

  • Cúm
  • Ho gà-bạch hầu-uốn ván
  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
Thông tin tham khảo về

Bệnh bạch hầu

Thông tin chung

  • Do vi trùng gram dương Corynebacterium diphtheria gây ra
  • Độc tố bạch hầu có tác dụng tại chỗ và toàn thân. Độc tố có thể ảnh hưởng lên tất cả các cơ quan của cơ thể, nhưng tác động chủ yếu trên cơ tim, trên thần kinh và trên thận. Độc tố cũng có thể gây hoại tử từng vùng tại một số cơ quan như thận, gan, thượng thận

Hình minh họa vi khuẩn bạch hầu

Đường lây truyền

Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần giữa bệnh nhân hoặc người mang trùng qua các chất tiết của đường hô hấp, ho85c qua các sang thương ngoài da có chứa vi trùng gây bệnh

Các thể bệnh bạch hầu

Bạch hầu thể mũi: tỷ lệ gặp từ 4-112% các trường hợp. Nhiễm trùng thường chỉ giới hạn ở vùng mũi trước với chảy máu mũi nhầy kèm với màng giả màu trắng ngà đặc biệt ở vách mũi

Bạch hầu thể họng: còn gọi là bạch hầu họng-amidan (chiếm khoảng ½ đến 2/3 số trường hợp):

  • Các triệu chứng bao gồm đau họng, sốt nhẹ
  • Xuất hiện các châm trắng nhỏ xuất hiện trên bề mặt amidan, điển hình nhất à màng giả. Màng giả thường nàm trên bề mặt amidan dưới dạng một mảng màu trắng xám hoặc trắng ngà, dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới và khi bong tróc rất dễ chảy máu
  • Màng giả bạch hầu thường rất dai và không tan trong nước

Bạch hầu thể thanh quản: thường xảy ra thứ phát sau bạch hầu họng-amidan. Đây là thể bệnh cấp cứu, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng

Bạch hầu da: vi trùng bạch hầu có thể gây nhiễm trùng da, đặc trưng bởi 1 vết loét mạn tính không lành với mang giả màu xám bẩn

Biến chứng

Biến chứng do màng giả: màng giả hình thành và phát triển ở vùng họng và amidan, lan rộng ra xung quanh và xuống dưới thanh-khí-phế quản, gây tắc nghẽn đường hô hấp

Biến chứng do độc tố

  • Độc tố trên tim: viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ vào 10-25%
  • Độc tính thần kinh: chiếm tỷ lệ khoảng 10% các thể bệnh có độ nặng trung bình và chiếm gần 75% các trường hợp nặng. Đầu tiên là liệt tại chỗ của vòm khẩu cái mềm và thành họng. Có thể liệt dây thần kinh sọ não nhu liệt dây III, IV, gây liệt điều tiết mắt lé ngoài hay lé trong và những rối loạn vận nhãn, liệt thần kinh mặt. Bệnh nhân có thể vêm dây thần kinh ngoại biên, chủ yêu là tổn thương vận động, bắt đầu ở nhóm cơ vùng gốc chi và lan xa dần. Liệt chi hoàn toàn có thể xảy ra nhưng hiếm gặp

Điều trị

  • Bệnh bạch hầu là bệnh cần được điều trị cánh sớm càng tốt
  • Về điều trị, một số nguyên tắc chính
  • Trung hòa độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt
  • Dùng kháng sinh để diệt trùng
  • Theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng
  • Chống bội nhiễm
  • Dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp

Phòng ngừa

Đối với trẻ em:

  • Tiêm ngừa 3 liều bạch hầu cơ bản vào tháng thứ 2, 3 và 4
  • Tiêm nhắc lại 1 liều vào khoảng 15-18 tháng, giai đoạn 4-7 tuổi và 9-15 tuổi

Đối với người lớn:

  • Sau giai đoạn 9-15 tuổi, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 liều vắc xin có chứa bạch hầu có giảm nồng độ kháng nguyên
  1. Holmes R.K.-Diphtheria, other corynebacterial infections, and anthrax-In: Harrison’s Principles and Practice of Internal Medicine-Mc Graw-Hill, 16th Edition, 2004: 832-837

  2. Bethell D.B. et al-Prognostic Value of Electrocardiographic Monitoring of Practices with Severe Diphtheria-Clinical Infectious Diseases 1995; 20: 1259-1265

  3. MacGregor R.R-Corynecacterium diphtheriae-In: Mandell, Douglas and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases-Churchill Livingstone-6th Edition 2005: 2457-2465

  4. James Chin, MD, MPH – Diphtheria –ICD-9302, ICD -10A36 – In:Control of Communicable Diseases manue-17th Edition 2000: 165-170

  5. Lawrence M. Tierney, JR, Stephen J. Mephces Maxime A Paradakis-Diphtheira-In: Current Medical Dianosis & Treatment 42 th Edition-2004: 1359-1361